Nhãn hiệu cần được thiết kế như thế nào?

Nhãn hiệu không chỉ cần thiết kế đẹp mắt, độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt, để được bảo hộ, nhãn hiệu còn cần có thiết kếphù hợp theo quy định pháp luật Sở hữu trí tuệ.

1.Nhãn hiệu cần được thiết kế như thế nào?

Nhãn hiệu cần phải có cấu tạo độc đáo, dễ nhận biết để có khả năng thực hiện chức năng phân biệt. Những dấu hiệu sau đây bị coi là không có khả năng phân biệt của một nhãn hiệu:

+ Dấu hiệu chỉ là màu sắc mà không được kết hợp với dấu hiệu chữ hoặc dấu hiệu hình hoặc không được thể hiện thành dấu hiệu chữ hoặc dấu hiệu hình;

+ Dấu hiệu trái với trật tự xã hội, có hại cho an ninh quốc gia;

+ Ký hiệu thuộc ngôn ngữ mà người tiêu dùng Việt Nam có hiểu biết thông thường không thể nhận biết và ghi nhớ được, ký tự có nguồn gốc La-tinh nhưng chỉ bao gồm 1 chữ cái hoặc chỉ bao gồm một chữ cái nhưng không thể đọc được, trừ trường hợp được trình bày dưới dáng đồ họa hoặc dạng đặc biệt khác;

+ Tập hợp quá nhiều chữ cái hoặc từ ngữ khiến cho không thể nhận biết và ghi nhớ được;

+ Ký tự có nguồn gốc La-tinh nhưng là một từ có nghĩa và nghĩa của từ đó đã được sử dụng nhiều và thông dụng tại Việt Namtrong lĩnh vực liên quan đến mức bị mất khả năng phân biệt;

+ Một từ hoặc một tập hợp từ được sử dụng tại Việt Nam như tên gọi thông thường của chính hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ nhãn hiệu;

+ Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với một trong các đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của người khác;

+ Dấu hiệu là hình học phổ thông như hình tròn, hình elip, tam giác, tứ giác,….hoặc hình vẽ đơn giản, hình ảnh chỉ được sử dụng làm nền hoặc đường nét trang trí sản phẩm, bao bì sản phẩm;

+ Dấu hiệu là hình vẽ, hình ảnh quá rắc rố, phức tạp khiến cho người tiêu dùng không dễ nhận thức và không dễ ghi nhớ được đặc điểm của mình, như gồm quá nhiều hình ảnh, đường nét kết hợp hoặc chồng lên nhau;

+ Dấu hiệu là hình vẽ, hình ảnh, biểu tượng, dấu hiệu tượng trưng đã được sử dụng rộng rãi hoặc mang tính mô tả chính hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;

+ Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác như thành phần cấu tạo, quy trìn sản xuất, nguyên vật liệu, tính ưu việt của hàng hóa, dịch vụ.

Xem thêm: Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu trọn gói

2.Tra cứu và thẩm định sơ bộ nhãn hiệu

Số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu hiện nay khá nhiều, vì vậy, khó tránh khỏi khả năng trùng lặp về ý tưởng. Nếu không có sự tra cứu và thẩm định nhãn hiệu trước khi đăng ký, rất có thể người nộp đơn sẽ bị từ chối bảo hộ nhãn hiệu mà vẫn mất phí và thời gian chờ đợi.

+ Nhãn hiệu sẽ bị từ chối nếu không có khả năng thực hiện chức năng phân biệt của nhãn hiệu;

+ Nhãn hiệu sẽ bị từ chối đăng ký nếu trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được đăng ký hoặc nộp đơn đăng ký sớm hơn, hoặc nhãn hiệu được coi là nổi tiếng hoặc nhãn hiệu được thừa nhận rộng rãi;

+ Nhãn hiệu sẽ bị từ chối đăng ký nếu trùng với tên riêng, biểu tượng hình ảnh của quốc gia, địa phương, danh nhân, tổ chức của Việt Nam và nước ngoài (trừ trường hợp được phép của cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền); trùng hoặc tương tự với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu đối chứng;

+ Nhãn hiệu sẽ bị từ chối đăng ký nếu mang tính mô tả hàng hóa, dịch vụ hoặc gây hiểu sai lệch về nguồn gốc, tính năng, công dụng, giá trị, chất lượng của hàng hóa dịch vụ;

+ Nhãn hiệu sẽ bị từ chối đăng ký nếu chứa dấu hiệu không phù hợp với trật tự và đạo đức xã hội.

3.Nguồn tra cứu nhãn hiệu

Để tránh đầu tư công sức và chi phí vô ích, trước khi nộp đơn đăng ký, người nộp đơn cần biết chắc chắn nhãn hiệu mình muốn đăng ký chưa thuộc về người khác hoặc chưa có người nào khác đã nộp đơn đăng ký. Người nộp đơn có thể tự tra cứu thông tin về các nhãn hiệu đã có chủ sở hữu hoặc đã được nộp đơn đăng ký từ các nguồn sau đây:

+ Công báo Sở hữu công nghiệp do Cục Sở hữu trí tuệ phát hành hàng tháng;

+ Cơ sở dữ liệu điện tử về nhãn hiệu đã đăng ký trực tiếp tại Việt Nam, do Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Internet (http://www.noip.gov.vn)

+ Cơ sở dữ liệu điện tử về nhãn hiệu đã đăng ký vào Việt Nam theo Thỏa ước Madrid, do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO công bố trên mạng Internet (http://www.wipo.int)

Bên cạnh đó, để tra cứu và thẩm định nhãn hiệu nhanh chóng, chính xác, Quý khách hàng có thể sử dụng dịch vụ Tra cứu nhãn hiệu của S&D INVEST. Chúng tôi cam kết thẩm định và tra cứu nhãn hiệu được thực hiện bởi chuyên viên của Cục Sở hữu trí tuệ, đảm bảo khả năng đăng ký thành công đến 95% chỉ trong thời gian 3 ngày.

Hãy liên hệ với Chúng tôi để nhận được tư vấn miễn phí!

Công ty TNHH Nghiên cứu và Đầu tư S&D (S&DINVEST)

Trụ sở: 69A/97 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội

VPGD: Tầng 3-4, tòa nhà A1, 102 Trường Chinh, Hà Nội

Điện thoại/mobile: 0969587580

Website: http://consultgroup.vn/ và https://sdinvest.vn/