Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
Quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận thuộc về tổ chức có chức năng kiểm soát chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác có liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó.
Xem thêm: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài
Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận bao gồm:
– Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu
– Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận, bao gồm các nội dung sau:
+ Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận
+ Điều kiện để được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
+ Phương pháp để đánh giá đặc tính của hàng hóa, dịch vụ và phương pháp kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu
+ Chi phí sử dụng nhãn hiệu phải trả cho việc chứng nhận, bảo vệ nhãn hiệu (nếu có).
– Tài liệu chứng minh tư cách người nộp đơn
– Tài liệu xác nhận cho phép đăng ký và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận (nguồn gốc địa lý)
– Bản thuyết minh chất lượng hàng hóa, dịch vụ
– Bản đồ xác địa giới (có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc cơ quan có thẩm quyền, nếu nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý hoặc tính chất, chất lượng phụ thuộc vào vùng địa lý đó).
Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình, thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng việt.
Hàng hóa, dịch vụ được nêu trong đơn đăng ký nhãn hiệu phải được xếp vào các nhóm được phân loại theo Thỏa ước Ni – xơ về phân loại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ.
Hiện nay có rất nhiều nhãn hiệu chứng nhận đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp Bằng bảo hộ, như Yến Sào Bình Định, Nước mắm Phan Thiết, Rượu mơ Yên Tử, Yến Sào Nha Trang, Chè Ba vì, Gà đồi Yên Thế….
Công ty TNHH Nghiên cứu và Đầu tư S&D là đơn vị được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Ninh giao cho thực hiện nhiệm vụ khoa học “Xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu cho 01 sản phẩm nông nghiệp và 02 sản phẩm làng nghề của huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh“, cụ thể là đăng ký bảo hộ 3 nhãn hiệu chứng nhận : Bánh tẻ Làng Chờ – Yên Phong – Bắc Ninh. Bánh đa nem Yên Phụ – Yên Phong – Bắc Ninh, Gạo nếp cái hoa vàng Yên Phụ – Yên Phong – Bắc Ninh.