Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
Khác với nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu tập thể thuộc về các thành viên của chức có sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể đó.
Ảnh: Người dân sản xuất sản phẩm mang NHTT Mây tre đan Xuân Hội (Nguồn:internet)
Quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể:
Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể:
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu
- Mẫu nhãn hiệu tập thể có kích thước lớn hơn 3×3 cm và nhỏ hơn 8×8 cm
- Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu tập thể
- Quyết định của UBND tỉnh về việc cho phép sử dụng địa danh trong trường hợp nhãn hiệu tập thể đó có chứa tên địa danh
- Giấy ủy quyền
- Chứng từ nộp lệ phí đăng ký;
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu
- Bản đồ xác định lãnh thổ (Nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm)
- Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đó dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý).
Thời hạn bảo hộ: Nhãn hiệu tập thể được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (hoặc ngày ưu tiên).
Một số nhãn hiệu tập thể đã được bảo hộ thành công như: Nhãn hiệu tập thể Mây tre đan Xuân Hội do đơn vị tư vấn Công ty TNHH Nghiên cứu và Đầu tư S&D chủ trì thực hiện, NHTT Chè Thái Nguyên, Bưởi đỏ Tân Lạc,…..