THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CÔNG TY

 

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp giao dịch với khách hàng và thực hiện các công việc theo nội dung được ủy quyền. Công ty của bạn cũng đang có nhu cầu thành lập văn phòng đại diện nhưng chưa biết quy định của pháp luật như thế nào?

Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014, Doanh nghiệp có thể thành lập nhiều văn phòng đại diện trên cùng một quận, huyện, cùng một tỉnh, thành phố hoặc trên nhiều tỉnh thành khác nhau.

Xem thêm: Chuyển nhượng vốn góp và chuyển nhượng cổ phần  

           Đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính

Theo quy định, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, trong phạm vi hoạt động của mình, văn phòng đại diện liên lạc, nghiên cứu thị trường, theo dõi, đôn đốc các hợp đồng đã và đang thực hiện. Văn phòng đại diện không được ký các hợp đồng mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan đến mua bán hàng hóa.

Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện bao gồm:

  • Biên bản họp Hội đồng thành viên công ty (hoặc Đại hội đồng cổ đông) về việc thành lập văn phòng đại diện.
  • Quyết định của Hội đồng thành viên công ty (hoặc Đại hội đồng cổ đông hoặc của Chủ sở hữu) về việc thành lập văn phòng đại diện.
  • Thông báo về việc thành lập văn phòng đại diện.
  • Hợp đồng lao động đối với trưởng văn phòng đại diện
  • Bản sao công chứng, chứng thực cá nhân của trưởng văn phòng đại diện
  • Quyết định bổ nhiệm đối với trưởng văn phòng đại diện của công ty.
  • Bản sao Giấy phép đăng ký kinh doanh của công ty.
  • Văn bản ủy quyền cho người đại diện làm thủ tục thành lập văn phòng đại diện ( nếu có).
  • Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện làm thủ tục thành lập văn phòng đại diện (nếu có).

Lưu ý: Trưởng văn phòng đại diện không thuộc các đối tượng: Cán bộ, công chứng, Sĩ quan, Hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước; người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Tòa án cấm hành nghề kinh doanh; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.

TH-SDINVEST!