Khi lựa chọn một nhãn hiệu, cần tìm hiểu loại dấu hiệu nào thường không được chấp nhận bảo hộ. Các đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thường bị từ chối dựa trên các lý do được gọi là “cơ sở tuyệt đối” trong một số trường hợp. Hãy cùng tìm hiểu về những trường hợp này trong bài viết dưới đây.
Xem thêm: Đăng ký kiểu dáng công nghiệp
1.Các lý do chính để từ chối một đơn đăng ký
1.Tên gọi chung: chẳng hạn, nếu công ty của bạn dự định đăng ký nhãn hiệu GHẾ TỰA để bán ghế tựa, nhãn hiệu đó sẽ bị từ chối với lý do từ “ghế tựa” là tên gọi chung cho loại sản phẩm này;
2. Thuật ngữ mang tính mô tả: đó là những từ mà thường được dùng trong thương mại để mô tả sản phẩm nhất định Chẳng hạn, nhãn hiệu NGỌT có khả năng bị từ chối khi dùng để tiếp thị sản phẩm socola vì bị xem là mang tính mô tả. Trên thực tế, sẽ không công bằng khi cho phép một nhà sản xuất socola duy nhất độc quyền sử dung từ “ngọt” để tiếp thị sản phẩm này. Tương tự, các thuật ngữ mô tả chất lượng hoặc bình phẩm như “NHANH”, “TỐT NHẤT”, CỔ ĐIỂN” hoặc “ĐỔI MỚI” có thể bị từ chối với lý do tương tự, ngoại trừ các thuật ngữ này là một phần của nhãn hiệu có khả năng phân biệt. Trong trường hợp đó, có thể cần phủ nhận rằng phần cụ thể đó của nhãn hiệu không yêu cầu bảo hộ độc quyền;
3.Nhãn hiệu mang tính lừa dối: đây là những nhãn hiệu có khả năng lừa dối hoặc gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng về bản chất, chất lượng hoặc nguồn gốc địa lý của sản phẩm. Chẳng hạn, việc đưa ra thị trường sản phẩm bơ thực vật dưới nhãn hiệu mô tả một con bò cái có thể bị từ chối bởi vì điều đó có thể bị coi là gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng, những người có khả năng sẽ liên hệ nhãn hiệu đó với các sản phẩm từ sữa (ví dụ bơ động vật);
4.Nhãn hiệu bị coi là trái với trật tự hoặc đạo đức xã hội: các từ hoặc sự minh họa bằng hình ảnh bị coi là vi phạm các chuẩn mực đạo đức và tôn giáo được xã hội chấp nhận, thường không được đăng ký như là các nhãn hiệu;
5.Quốc kỳ, quốc huy, các dấu hiệu chính thức và biểu tượng của các quốc gia hoặc các tổ chức quốc tế đã được thông báo cho Văn phòng quốc tế của WIPO thường không được đăng ký bảo hộ
6.Nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đang được bảo hộ
Đơn đăng ký bị từ chối dựa trên “cơ sở tương đối” khi nhãn hiệu đó xung đột quyền lợi đối với các nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu đã đăng ký. Hai nhãn hiệu giống nhau (hoặc gần giống) cho cùng một loại sản phẩm có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Một số cơ quan đăng ký nhãn hiệu kiểm tra khả năng xung đột đối với các nhãn hiệu đang tồn tại, bao gồm cả nhãn hiệu nổi tiếng không đăng ký, như là một công đoạn thường xuyên của quy trình đăng ký nhãn hiệu. Tuy nhiên, ở một số quốc gia khác, việc xem xét các đối chứng nhãn hiệu chỉ khi có bên thứ ba phản đối việc bảo hộ cho nhãn hiệu gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của họ. Trong cả hai trường hợp, nhãn hiệu bị coi là giống hoặc tương tự gây nhầm lẫn với môt nhãn hiệu đang được bảo hộ của các sản phẩm giống hoặc tương tự, nhãn hiệu đó sẽ bị từ chối bảo hộ hoặc hủy bỏ.
Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam thuộc trường hợp thứ nhất, do vậy, người nộp đơn nêm tránh sử dụng các nhãn hiệu có nguy cơ bị coi là tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đang được bảo hộ
Làm thế nào để biết nhãn hiệu mà bạn dự định đăng ký có thể xung đột với các nhãn hiệu đang được bảo hộ? Giai đoạn Tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu chính là giải pháp tốt nhất.
2.Tra cứu nhãn hiệu là gì?
Xem thêm: Nên đăng ký nhãn hiệu hay Bản quyền tác giả
Trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, bạn cần phải đảm bảo rằng nhãn hiệu đã được tra cứu cẩn thận. Việc này được thực hiện để đảm bảo rằng nhãn hiệu mà bạn dự định sử dụng, hoặc là một nhãn hiệu tương tự với nó, chưa được công ty nào khác đăng ký cho sản phẩm giống hoặc tương tự.
Bạn có thể tự mình tiến hành tra cứu nhãn hiệu hoặc có thể thuê dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp. Bạn có thể hoặc tiến hành tra cứu tại cơ quan đăng ký nhãn hiệu quốc gia hoặc thông qua cơ sở dữ liệu nhãn hiệu Cho dù việc tra cứu được tiến hành thông qua bằng cách nào, cần hiểu rằng việc tra cứu như vậy chỉ là bước đầu. Rất khó khăn khi khẳng định rằng nhãn hiệu mà bạn lựa chọn không tương tự gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu đang được bảo hộ. Điểu này giải thích tại sao sự hướng dẫn của đại diện sở hữu công nghiệp giàu kinh nghiệm, những người đã nắm vững thực tiễn hoạt động của cơ quan đăng ký nhãn hiệu quốc gia và các phán quyết của Tòa án, có thể rất hữu ích cho bạn.
3.Dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu trọn gói
Công ty TNHH Nghiên cứu và Đầu tư S&D (viết tắt là SD INVEST) là đơn vị tư vấn chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn sở hữu trí tuệ nói chung và tư vấn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa nói riêng tại Việt Nam.
Khi sử dịch vụ Đăng ký nhãn hiệu của Chúng tôi, Quý khách hàng chỉ cần cung cấp
– Mẫu nhãn hiệu
– Danh mục hàng hóa mang nhãn hiệu
Các công việc mà SD INVEST sẽ tư vấn và thực hiện cho khách hàng khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, bao gồm:
Trước khi đăng ký nhãn hiệu.
+ Tiến hành tra cứu nhãn hiệu;
Việc tra cứu nhãn hiệu sẽ do chuyên viên Cục sở hữu trí tuệ trực tiếp thực hiện với cơ sở dữ liệu đầy đủ nhất, đảm bảo khả năng chính xác 95%.
SD INVEST Đại diện khách hàng thực hiện các thủ tục:
Sau khi ký hợp đồng dịch vụ, SD INVEST sẽ tiến hành các bước sau:
+ Bước 1: Tiến hành soạn thảo hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho khách hàng
+ Bước 2: Đại diện lên Cục sở hữu trí tuệ để nộp hồ sơ Đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng;
+ Bước 3: Theo dõi tình trạng đơn đăng ký nhãn hiệu và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng;
+ Bước 4: Đại diện khách hàng nhận Giấy chứng nhận nhãn hiệu đã được bảo hộ tại Cục sở hữu trí tuệ;
Sau khi khách hàng được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, SD INVEST sẽ tư vấn miễn phí cho khách hàng trong quá trình sử dụng nhãn hiệu đã được bảo hộ.
Nếu có có thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng gửi câu hỏi về hòm thư infor@sdinvest.vn hoặc liên hệ qua hotline 0969587580/0968484796 để được các chuyên gia tư vấn và hỗ trợ.